Tự nhiên bị lác ngoài là dấu hiệu bị bệnh gì?
Trả lời: Mắt lác ngoài là hiện tượng đồng tử bị lệch ra ngoài do mất cân bằng của cơ vận nhãn hoặc liệt dây thần kinh vận nhãn số III , mắt lác ngoài có thể bị một mắt hoặc cả hai mắt.
Với hiện tượng tự nhiên bị lác ngoài bạn cần xem xét ở độ tuổi của bạn thường mắc bệnh lý gì về cơ và thần kinh
Ở trẻ em: các bệnh lý về tuyến giáp, va đập ở đầu, u nội sọ, viêm nhiễm ( viêm não, viêm thần kinh ngoại vi).
Đối với thanh niên: quan tâm đến bệnh lý Basedow, u, ung thư nội sọ, biến chứng sau phẫu thuật làm đẹp , chấn thương do va đập, tai nạn
Đối với người trung niên hoặc người cao tuổi: các bệnh lý liên quan đến mạch máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, xơ vữa động mạch
Lác ngoài nên làm gì?
Trả lời: Trước hết bạn nên gặp chuyên khoa mắt khám tìm hiểu nguyên nhân gây lác ngoài là gì để loại trừ các bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng của mình
Đối với lác ngoài bẩm sinh: Bạn nên tuân thủ theo các phương pháp điều trị của bác sĩ. Thứ nhất là chỉnh kính ít nhất 6 tháng nếu lác ngoài có kèm theo nhược thị thì điều trị nhược thị bằng cách bịt mắt bên lành hoặc nhỏ thuốc Atropin 0,1% hay sử dụng các máy tập cho mắt. Khi chỉnh kính thất bại tiêm botulinum toxin với 1 liều nhất để làm yếu liệt cơ vận nhãn tạo lại sự cân bằng cho mắt, hoặc bệnh nhân phẫu thuật chỉnh cơ mắt. Hầu như sau khi phẫu thuật bệnh nhân vẫn còn lác ngoài thì Đông y là phương pháp cuối cùng và ít biến chứng xảy ra nhất để điều trị lác ngoài.
Đối với mắt lác ngoài mắc phải: Trước hết điều trị các bệnh lý mắc phải. Ví dụ như u nên được phẫu thuật cắt bỏ khối u để không gây chèn ép thần kinh vận nhãn, đái tháo đường hay tăng huyết tạo ra các cục máu đông làm tắc mạch máu ở mắt làm yếu cơ vận nhãn. Hay phình tách động mạch thì cần phải có sự can thiệp của ngoại khoa tim mạch là thắt,… Sau khi điều trị nguyên nhân mà mắt vẫn còn bị lác ngoài thì phẫu thuật là phương pháp được ưu tiên đầu tiên và hữu ích nhất .
Hiện nay Đông y điều trị lác được biết đến rất nhiều, bởi điều trị bằng thuốc YHCT và châm cứu chữa bệnh từ gốc, không có biến chứng xảy ra nên bệnh nhân rất tin tưởng và yên tâm sử dụng.
Lác ngoài tự chữa ở nhà được không?
Trả lời: Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa mắt đồng thời nguyên nhân gây lác ngoài của bạn không phải do bệnh lý gây lên bạn có thể tự chữa ở nhà.
Có hai cách tự nhiên để cải thiện các triệu chứng mắt lác, ngoài kính đeo mắt, bao gồm:Bài tập về bệnh lác mắt và chương trình trị liệu thị giác (chỉnh hình) chính thức.
Bài tập cho mắt: Ví dụ sử dụng 1 chiếc bút chì hướng đầu nhọn ra xa dần bằng chiều dài 1 cánh tay sau đó lại lùi dần về sát mắt cứ tập liên tục như thế trong vòng 10 phút mỗi ngày ( có người lớn theo dõi và quan sát )
Trị liệu thị giác ( chỉnh hình): thường kết hợp một loạt các cuộc kiểm tra mắt của bác sĩ với thói quen tập thể dục mắt hàng tuần hoặc hàng tháng
Lác ngoài khi nào cần mổ?
Trả lời: Mổ mắt lác ngoài ở trẻ em hoặc người lớn được thực hiện khi mắt lác hoặc điều trị bằng những cách thông thường như chỉnh kính, gia phạt không có hiệu quả. Mổ mắt lác ở trẻ em ( từ 18- 22 tháng là tốt nhất ) là điều chỉnh các cơ bám trên mắt, giúp mắt thăng bằng, hết lác và không gây nguy hiểm. Mổ lác cho bé thực hiện càng sớm cho kết quả càng tốt, bệnh lác để lâu tình trạng tổn thương mắt kéo dài, ngày càng nặng, khó điều trị.
Con tôi bị lác ngoài 15 độ thì có phẫu thuật được không ? Nếu phẫu thuật có nguy hiểm không
Trả lời: Sau khi đã loại trừ được các nguyên nhân nguy hiểm gây lên bệnh lác ngoài thì bệnh nhân sẽ điều trị lác ngoài theo hướng dẫn của bác sĩ. Không biết con bạn bao nhiêu tuổi, nếu trên 18 tháng tuổi thì có thể phẫu thuật được. Nhưng đa số bác sĩ sẽ khuyên bạn nên để cháu tầm 4-5 tuổi để điều trị bằng phương pháp chỉnh kính sau đó mới phẫu thuật để đạt hiệu quả tốt nhất.
Phẫu thuật ngoài mặt lợi cũng có mặt hại như:
Song thị: thường xảy ra, hết sau một tuần hoặc lâu hơn
Sụp mi mắt
Khô mắt: Có thể hết sau vài tháng, có thể lâu hơn hoặc kéo dài
Sưng, viêm xơ cứng, nhiễm trùng hoặc hoại tử
Chảy máu, tuột chỉ, rách, thủng củng mạc, áp xe kết mạc
U nang: xảy ra ở vết rạch kết mạc hoặc do cơ chèn ép với củng mạc
Cơ mắt trượt ra khỏi vị trí
Thiếu máu cục bộ