Tổng hợp 15 câu hỏi thường gặp về mắt lác

Những câu hỏi thường gặp về mắt lác

Câu 1: Mắt lác có di truyền không?

Trả lời: Mắt lác (lé) có thể di truyền được đặc biệt là lác do tật khúc xạ cận thị, viễn thị, loạn thị, nhược thị. Nó có thể do gen hoặc môi trường đều góp phần. Thông thường hay gặp 2 loại lác là lác trong, lác ngoài.

Câu 2: Mắt lác có chữa được không?

Trả lời: mắt lác là một bệnh có thể chữa được. Để điều trị mắt lác trước hết loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm gây ra lác và điều trị bệnh lý nền ổn định như đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm màng não. Một số bệnh lý chỉ cần phẫu thuật có thể hết lác hoàn toàn như u, tăng áp lực nội sọ,…gây chèn ép dây thần kinh vận nhãn.

Câu 3: Phẫu thuật có chữa được mắt lác?

Trả lời: Phẫu thuật là phương pháp khá phổ biến ở bệnh nhân mắt lác. Phẫu thuật mắt lác có thể là lùi cơ, rút ngắn cơ, gấp cơ…Tuy nhiên phẫu thuật chỉ tạo thẩm mỹ cho mắt chứ không điều trị gốc bệnh nên khả năng tái lác khá cao. Thường 1 bệnh nhân sẽ phẫu thuật từ 2-3 lần tùy thuộc vào độ lác của mắt.

Câu 4: Phẫu thuật mắt lé có an toàn không?

Trả lời: Dù là phẫu thuật nào cũng có rủi ro. Rủi ro lớn nhất trong phẫu thuật lác là chỉnh sửa quá mức các cơ vận nhãn. Một số ít là nhiễm trùng chảy máu hoặc để lại sẹo. Sau khi phẫu thuật mắt lé, mắt bạn sẽ đỏ và có cảm giác đau. Một số người có cảm giác dị vật, trong đó họ cảm thấy như có vật gì đó mắc kẹt trong mắt. Điều này là do vết khâu và sẽ biến mất khi vết khâu tan ra trong sáu tuần tới. Một số biến chứng sau phẫu thuật như: Sưng mí mắt,  nhạy cảm với ánh sáng, mờ mắt nhẹ, nhìn đôi

Câu 5: Phẫu thuật mắt lác có đau không?

Trả lời: Phẫu thuật mắt lác không đau bởi trong quá trình phẫu thuật đã được gây tê. Đối với trẻ thì sẽ được gây mê hồi sức. Sau quá trình phẫu thuật, khi hết thuốc bệnh nhân sẽ gặp triệu chứng đau, tuy nhiên bệnh nhân sẽ được kê thêm thuốc giảm đau và sẽ có một số biến chứng sau phẫu thuật hư đỏ mắt, khô mắt… sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày

Câu 6: Mắt lác có phổ biến ở trẻ sơ sinh không?

Trả lời: Lác ở trẻ sơ sinh xuất hiện lần đầu tiên trong vòng 6 tháng đầu đời. Lác bẩm sinh có thể xuất hiện khi mới sinh nhưng thường phát triển trong vài tháng đầu. Trong những tháng đầu đấy, mắt thường bị lệch. Hiện tượng lác ở trẻ sơ sinh rất phổ biến. Vì vậy khi cáo dấu hiệu bất thường nào về mắt, trẻ cần được đi khám chẩn đoán và điều trị sớm để thị lực của trẻ phát triển bình thường

Câu 7: Mắt lác có phải là tật không?

Trả lời: Mắt lé hay còn gọi là mắt lác, là tình trạng mắt không thẳng hàng, nhìn theo nhiều hướng khác nhau. Và mỗi mắt sẽ tập trung vào một đối tượng khác nhau.Tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ em, nhưng nó cũng có thể xảy ra sau này trong cuộc sống. Ở trẻ lớn hơn và người lớn, mắt lé có thể do nhiều bệnh lý tiềm ẩn gây ra: đột quỵ, viêm màng não…

Câu 8: Mắt lác phát triển như thế nào?

Trả lời: Mắt lác có thể do các vấn đề về cơ mắt, các dây thần kinh vận nhãn truyền thông tin đến các cơ hoặc trung tâm điều khiển trong não chỉ huy các chuyển động của mắt. Nó cũng có thể phát triển do các tình trạng sức khỏe, bệnh lý kèm theo hoặc chấn thương mắt. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh lác bao gồm: Tiền sử gia đình, bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường , basedow,…

Câu 9: Làm thế nào để tránh mắt lác?

Trả lời: Để phòng tránh mắt lác cho trẻ là một điều rất khó đặc biệt đối với lác bẩm sinh. Tuy nhiên vẫn có một số lưu ý để phòng tránh như sau : 
– Khám mắt định kỳ cho trẻ, đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu bất thường về mắt như nheo mắt, nghiêng đầu,hay vị trí nhãn cầu bất thường
– Kiểm soát tốt các bệnh lý mắc phải nhất là các bệnh về mạch máu, nội tiết như tăng huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường , bệnh lý tuyến giáp,…
– Bổ sung thức ăn, vitamin tốt cho mắt : vitamin A, Omega 3, B, C,…các thực phẩm giàu vitamin như gan, thịt bò, nho, cà rốt,…

Câu 10: Nguyên nhân nào gây ra mắt lác?

Trả lời: Có nhiều nguyên nhân gây lác. Chủ yếu là do cơ, thần kinh vận nhãn bị yếu liệt. Một số nguyên nhân gây lác như: 
Bẩm sinh: thường xảy ra trong 6 tháng sau sinh mắc phải có thể do di truyền, tai nạn sản khoa khi sinh, hoặc trong quá trình mang thai mẹ nhiễm virus,…
Nhược cơ vận nhãn 
Gặp các tổn thương về thần kinh vận nhãn: liệt dây thần kinh số III, liệt dây thần kinh số IV, liệt dây thần kinh số VI 
Do bệnh lý gây lên: basedow, tăng huyết áp, đái tháo đường, u nội sọ, đột quỵ, tụ máu,phình động mạch, xơ vữa,  viêm màng não , viêm dây thần kinh , ….
Chấn thương do tai nạn, va đập: hốc mắt, nội sọ, phẫu thuật, 
Biến chứng do phẫu thuật thẩm mĩ, …

Câu 11: Mắt lác trông như thế nào?

Trả lời: Mắt lác là một tình trạng mà mắt hướng về các hướng khác nhau. Một hoặc hai mắt có thể quay vào trong, ra ngoài, lên trên hoặc xuống dưới trong khi mắt kia nhìn về phía trước.

Câu 12: Mắt lác có tăng theo tuổi không?

Trả lời: Nhiều người cho rằng mắt lác của trẻ sẽ vẫn như vậy khi lớn lên. Trên thực tế cho thấy, bệnh lác có thể trở nên tồi tệ hơn nếu không điều trị. Trẻ trên 4 tháng tuổi cần được khám thị lực khi mắt trẻ không nhìn thẳng mọi lúc.

Câu 13: Mắt lác gây ra rung giật nhãn cầu?

Trả lời: Rung giật nhãn cầu và lác mắt đều có thể xảy ra khi mới sinh hoặc phát triển do chấn thương hoặc tình trạng bệnh có từ trước. Bởi vì chuyển động của mắt tương quan với sự kiểm soát và chức năng thần kinh, cả hai tình trạng này thường liên quan đến rối loạn thần kinh.

Câu 14: Mắt lác gây ra tình nhìn đôi?

Trả lời: Khi mắt lác có hình ảnh nhìn đôi ở trẻ em sẽ được bộ não đang phát triển ở trẻ em xử lý chứng nhìn đôi bằng cách ngăn chặn một trong các hình ảnh bằng cách nghiêng đầu để tránh nhìn đôi. Nhưng điều đó làm cho não bộ đang phát triển của trẻ bị hại vì mắt bị bỏ qua mất khả năng nhìn hoàn hảo – và được gọi là nhược thị.. Những bệnh nhân trẻ bị lác  thường có khả năng nhìn và nhận thức độ sâu và âm thanh nổi hoặc hình ảnh 3D kém.
Còn đối với lác ở người lớn thường dẫn đến nhìn đôi vì não đã được huấn luyện để tiếp nhận hình ảnh từ cả hai mắt

Câu 15: Mắt lác là nguyên nhân gây ra nhược thị?

Trả lời: Nhược thị là giảm thị lực ở một mắt hoàn toàn khỏe mạnh và có hình thức tốt, xảy ra do mất kết nối giữa mắt và não trong giai đoạn phát triển thị lực quan trọng từ sơ sinh đến 8 hoặc 9 tuổi. Đặc biệt là khi bị lác thì khả năng nhận diện hình ảnh ở mắt lác thường kém hơn so với mắt bình thường , khi gửi về não bộ sẽ loại trừ hình ảnh đó và gây ra nhược thị

Bạn cần tư vấn thêm về mắt lác?

Liên hệ ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!

Chia sẻ bài viết lên:
0 0 phiếu bầu
Đánh giá bài viết này
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Click vào đây tham gia bình luận ngay!x