Liệt vận nhãn là gì?

Liệt vận nhãn là gì ? 

Liệt vận nhãn có biểu hiện lâm sàng đa dạng, phức tạp và là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại mắt và toàn thân, có thể do liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn. Tùy theo nguyên nhân, vị trí và mức độ tổn thương mà có thể biểu hiện trên lâm sàng với các hình thái khác nhau, lác liệt hoặc liệt động tác liên hợp 2 mắt.

Nguyên nhân gây ra liệt vận nhãn là gì?

Theo thời điểm: 

Bẩm sinh: Viêm não bào thai, bất sản các cơ vận nhãn, não úng thủy và chấn thương do forcep.

Mắc phải: Đái tháo đường, bệnh lý xơ cứng rải rác, u nội sọ, xơ cứng động mạch, đột quỵ, bệnh HIV/AIDS, chấn thương (hốc mắt, sọ não, phẫu thuật)

Theo vị trí của tổn thương:

Tổn thương thần kinh:

Tổn thương dây thần kinh: Liệt các dây thần kinh số III, IV hoặc VI dẫn đến liệt vận nhãn 1 hoặc 2 mắt.

Tổn thương nhân vận nhãn: Thường liệt các cơ vận nhãn ở cả 2 bên mắt.

Tổn thương trung tâm vận nhãn (liệt trên nhân): Xuất hiện liệt động tác nhìn ngang hoặc liệt động tác nhìn đứng.

Tổn thương các sợi thần kinh liên kết giữa 2 nhân (liệt gian nhân): Do tổn thương bó dọc giữa.

Tổn thương cơ: Bệnh nội tiết như Basedow, bệnh nhược cơ, liệt mắt ngoại lai tuần tiến mạn tính, viêm cơ.

Tổn thương cơ học: Chấn thương sọ não, hốc mắt, tụ máu, viêm, khối u sọ

Phân loại liệt vận nhãn 

Gồm 2 loại liệt vận nhãn 

Lác liệt: Là liệt một hoặc nhiều cơ vận nhãn , thường gặp đó là: 

  • Liệt dây thần kinh số 3: chi phối cơ thẳng trong, thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ chéo bé, cơ nâng mi trên 
  • Liệt dây thần kinh số 4 : chi phối cơ chéo lớn 
  • Liệt dây thần kinh số 6: chi phối cơ thẳng ngoài 

LIệt động tác liên hợp giữa 2 mắt : Là tình trạng 2 mắt không di chuyển theo cùng chiều được , thường gặp là : 

Liệt liếc ngang : Khả năng liếc ngang liên hợp được kiểm soát bởi đầu vào thần kinh từ bán cầu não, tiểu não, nhân tiền đình và cổ. Đầu vào thần kinh từ các vị trí này hội tụ tại trung tâm liếc ngang (hệ thống lưới cạnh đường giữa cầu não) và được kết hợp thành một lệnh cuối cùng cho nhân dây thần kinh số VI bên cạnh, điều khiển hồi bên trên cùng một bên, và, thông qua các bó dọc giữa, đến nhân dây thần kinh sọ số III và hồi trung gian nó kiểm soát. Các tín hiệu ức chế đối với cơ mắt bên đối diện xảy ra đồng thời.

Liệt liếc dọc: Khả năng nhìn lên và nhìn xuống tùy thuộc vào đầu vào từ các đường dẫn từ hệ thống tiền đình qua bó dọc giữa ở cả hai bên đến nhân dây thần kinh số III và số IV, nhân mô kẽ của Cajal và nhân trung gian của bó dọc giữa. Một hệ thống riêng rẽ, có lẽ từ các bán cầu não, thông qua não giữa đến nhân thần kinh số III và số IV. Nhân kẽ của bó dọc giữa tích hợp tín hiệu thần kinh đầu vào để đưa ra tín hiệu liếc dọc.

Liệt liếc xuống: Giảm khả năng nhìn xuống, khả năng nhìn lên vẫn bảo tồn

Triệu chứng của liệt vận nhãn 

Lác mắt: là triệu chứng điển hình của liệt vận nhãn, bệnh nhân có thể lác ngoài, lác trong ,… tùy thuộc vào dây thần kinh vận nhãn bị liệt, góc lác thay đổi theo hướng nhìn và độ lác tăng khi nhìn về bên liệt 

Song thị – nhìn đôi: không phải cứ liệt vận nhãn là bị mắc song thị mà tùy từng trường hợp, độ lác càng lớn nguy cơ gặp song thị càng lớn 

  • Liệt dây III có thể song thị ngang đơn thuần nếu chỉ tổn nhánh chi phối cơ thẳng trong nhưng đa số là song thị đứng do phối hợp tổn thương cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo bé.
  • Liệt dây IV song thị đứng, tối đa khi nhìn xuống dưới vào trong.
  • Liệt dây VI song thị ngang

Hạn chế di chuyển nhãn cầu: 

  • Hạn chế vận động các cơ bị liệt 
  • Nhiều trường hợp giai đoạn đầu bệnh nhân chỉ bị liệt cơ một cơ sau một thời gian liệt cơ đối vận 
  • Cho bệnh nhân nhìn theo các hướng để so sánh 2 mắt với nhau 

Tư thế bù trừ: 

  • Thường xảy ra ở bệnh nhân song thị , để tránh song thị bệnh nhân thường quay đầu về phía cơ bị liệt. Đối với liệt cơ thẳng ngang thì tư thế bù trừ thường là lệch mặt, liệt cơ thẳng đứng hoặc cơ chéo, tư thế bù trừ phức tạp và thường kèm theo lệch đầu, vẹo cổ, thay đổi tư thế cằm.
  • Triệu chứng này thường gặp ở giai đoạn đầu của liệt vận nhãn do những biến đổi của cơ vận nhãn và đồng vận 

Các triệu chứng khác: giãn đồng tử, viêm , khô mắt , xuất huyết hoặc phù gai thị , …

Chẩn đoán và xét nghiệm 

Khám và chẩn đoán

Khai thác tiền sử bệnh nhân (để xác định các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, tiền sử gia đình, các vấn đề sức khỏe nói chung, thuốc đang sử dụng và bất kỳ nguyên nhân có thể gây ra triệu chứng nào khác)

Khám mắt

  • Chẩn đoán hình thái lác dựa vào các nghiệm pháp như Cover- uncover- test
  • Chẩn đoán độ lác dùng nghiệm pháp Hirschberg: Chiếu ánh sáng đèn soi đáy mắt hay đèn pin vào sống mũi bệnh nhân thì có ánh phản quang trên giác mạc.
  • Kiểm tra thị lực (đọc các chữ cái từ biểu đồ mắt hoặc kiểm tra hành vi thị giác )
  • Kiểm tra khúc xạ (kiểm tra mắt bằng một loạt thấu kính điều chỉnh để đo cách chúng tập trung ánh sáng). Kiểm tra căn chỉnh và tiêu điểm
  • Kiểm tra sau khi giãn nở (mở rộng) đồng tử để xác định sức khỏe của các cấu trúc bên trong mắt

Khám toàn thân: thần kinh, tai mũi họng, hàm mặt, lồng ngực,…

Đánh giá tình trạng, cấu trúc, bệnh lý liên quan rồi đưa ra chẩn đoán

Xét nghiệm: 

  • Chụp XQ sọ não và hốc mắt. 
  • Chụp CT Scan sọ não hoặc cộng hưởng từ phát hiện khối u, phình mạch…
  • Chụp mạch não có thuốc cản quang phát hiện phình mạch. 
  • Siêu âm nhãn cầu, hốc mắt. 
  • Xét nghiệm máu: glucose, cholesterol, triglycerid, LDL, công thức máu 
  • Chức năng tuyến giáp: T3, T4, TSH

Chẩn đoán phân biệt 

  • Liệt vận nhãn cần được chẩn đoán phân biệt với “ lác cơ năng” 
  • Lác cơ năng thường do di truyền, tật khúc xạ không  được chỉnh kính…
  • Trong lác cơ năng thường có giảm thị lực một bên và đặc biệt góc lác thay đổi ở mọi hướng nhìn. Tuy nhiên với những trường hợp lác cơ năng lâu ngày, độ lác lớn rất khó phân biệt với lác liệt.

Điều trị liệt vận nhãn 

Nguyên tắc chung khi điều trị 

  • Tìm và điều trị nguyên nhân
  • Điều trị triệu chứng.
  • Kết hợp nhiều phương pháp (có thể điều trị ngoại khoa khi cần thiết).

Điều trị cụ thể

Khi có bệnh lý kèm theo cần điều trị phối hợp , đặc biệt ưu tiên điều trị các bệnh lý cấp tính như xuất huyết , nhồi máu não, phình động mạch, u , viêm màng não, tăng áp lực nội sọ ,…

Tây y 

Áp dụng trong giai đoạn liệt cấp tính nhằm tránh song thị, cải thiện vận nhãn, đề phòng tư thế bù trừ và nhược thị.

Điều trị tại mắt:

  • Bịt mắt luân phiên: hạn chế song thị
  • Đeo lăng kính: bảo tồn hợp thị và tránh song thị
  • Tập vận nhãn theo các hướng

Tiêm thuốc Botulinum toxin type A: liều 1,5 đơn vị – 2,5 đơn vị/0,1ml. Tiêm vào thân cơ đối vận với cơ bị liệt, tiêm một liều duy nhất, sau 6 tháng tiêm nhắc lại.

Vitamin liều cao.

Phẫu thuật 

Đông y 

Liệt vận nhãn gây ra triệu chứng mắt lác nên được gọi là mục thiên thị, phong thiên thị, chứng tà thị. Đặc điểm khi mắt nhìn thẳng 2 đồng tử không ở vị trí bình thường hoặc căn cứ vào tính chất mức độ phương hướng có thể chia thành các loại sau:

Thông tình” trung y đắc hiệu phương” thường thấy ở trẻ con. chứng này thường thấy ở 1 hay hai mắt – liệt vận nhãn bẩm sinh 

Do di chứng kinh phong hoặc sau chấn động mạnh- liệt vận nhãn do  mắc phải 

Nguyên nhân gây ra chứng trên do 

  • Tiên thiên bất túc, nguyên dương suy nhược, không ôn ấm được tỳ thổ. Cơ nhục ở  mắt không được nuôi dưỡng sinh ra bệnh.
  • Hậu thiên kém dinh dưỡng, Tỳ Vị bất hòa, khí huyết sinh hóa bị bất túc. Cơ nhục ở mắt không được nuôi dưỡng sinh ra bệnh.
  • Tấu lý không kín, ngoại tà xâm nhập vào lạc mạch ở mắt làm cho khí huyết bị ủng trệ
  • Huyết ứ làm cho kinh lạc bị tắc trở 

Mỗi một bệnh nhân sẽ có một thể bệnh nên phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Bệnh nhân có thể được điều trị phương pháp bằng thuốc uống làm tăng sức cơ đối với các cơ bị yếu liệt,  hồi phục dây thần kinh bị liệt thiết lập lại sự cân bằng giữa các cơ. Đối với một số bệnh nhân bị tai nạn va đập, chấn thương vùng đầu cần phải kết hợp dùng thuốc và châm cứu  

Đông y chữa lác trong nổi bật lên với các ưu điểm được nhiều bệnh nhân điều trị công nhận: 

Không có biến chứng là ưu điểm lớn nhất của điều trị liệt vận nhãn bằng Đông y

Cải thiện được thị lực

Điều trị mắt lác từ gốc bệnh bởi thuốc y học cổ truyền làm hồi phục, làm khỏe các nhóm cơ vận nhãn bị yếu, hồi phục các dây thần kinh vận nhãn bị yếu liệt, đưa nhãn cầu về vị trí bình thường cử động linh hoạt đồng thời khắc phục được biến chứng như lác, song thị

Thời gian : Bệnh nhân sử dụng thuốc đông y để hồi phục từ bên trong, tiện lợi bệnh nhân sử dụng thuốc tại nhà, giảm chi phí và thời gian đi lại

Phòng bệnh

  • Phát hiện và điều trị sớm các nguyên nhân có thể gây liệt vận nhãn
  • Luyện tập các bài tập cho mắt khi rảnh , tối thiểu 10 phút / 1 lần / ngày 
  • Bổ sung các vitamin cho mắt như vitamin A, vitamin B, C, E , Omega 3 ,..
Chia sẻ bài viết lên:
0 0 phiếu bầu
Đánh giá bài viết này
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Click vào đây tham gia bình luận ngay!x