Tiểu đường là bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm ở mắt như: tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh, bong võng mạc, mắt lác…Mắt lác do biến chứng tiểu đường không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo những bệnh khác. Mắt lác do biến chứng tiểu đường có triệu chứng thế nào? Điều trị nó ra sao? Hãy dành 3 phút tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Tiểu đường là bệnh gì?
Tiểu đường là một hội chứng có đặc tính biểu hiện bằng tăng glucose máu do hậu quả của việc thiếu hoặc mất hoàn toàn insulin có liên quan đến sự suy yếu trong bài tiết và hoạt động của insulin
Mắt lác do biến chứng tiểu đường là gì?
Glucose trong máu tăng cao làm tổn thương bao thần kinh, giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh vận nhãn. Cơ chế chính xác của tổn thương không được biết rõ. Ngoài ra các mạch máu nhỏ nuôi thần kinh vận nhãn cũng sẽ bị tổn thương làm sự cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho dây thần kinh bị suy giảm.
Nhiều yếu tố khác cũng góp phần làm tổn thương dây thần kinh vận nhãn ở bệnh nhân đái tháo đường:
Tình trạng viêm ở thần kinh vận nhãn do phản ứng tự miễn: xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể lầm tưởng các dây thần kinh là vật lạ đối với cơ thể nên tấn công dây thần kinh. (hệ thống miễn dịch là hệ thống có nhiệm vụ chống lại sự xâm nhập của vật lạ vào cơ thể thí dụ các vi khuẩn, các hóa chất gây độc…)
Yếu tố di truyền- Hút thuốc lá, nghiện rượu: gây tổn thương thần kinh, mạch máu, đồng thời cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thuốc lá gây hẹp và cứng mạch máu, giảm lượng máu đến các cơ, làm vết thương lâu lành và cũng góp phần vào tổn thương thần kinh vận nhãn
Thời gian bị bệnh đái tháo đường: bị bệnh càng lâu (nhất là khi glucose huyết không được ổn định tốt) càng tăng nguy cơ bị bệnh thần kinh. Bệnh thần kinh ngoại vi thường gặp nhất ở các bệnh nhân đái tháo đường đã bị bệnh từ 25 năm trở lên.
Bệnh thận mạn: khi bệnh nhân đái tháo đường bị bệnh thận mạn, các độc chất tăng trong máu có thể làm tổn thương thêm dây thần kinh.
Chính vì vậy đái tháo đường gây nên biến chứng liệt thần kinh, cơ vận nhãn dẫn đến mắt lác. (kết luận như này giúp người bệnh hiểu rất rõ, nên phát huy)
Biểu hiện của biến chứng lác do tiểu đường
Liệt các cơ vận nhãn:
Khả năng liệt cùng lúc sáu cơ ngoại nhãn là rất ít, hầu hết là liệt một hoặc hai cơ vận nhãn, biểu hiện của liệt rất đa dạng. Ví dụ, chuyển động vào trong, ra ngoài, đi xuống và lên trên của nhãn cầu bị hạn chế, dẫn đến lác, nhìn đôi, vv…
Liệt nhãn dây thần kinh vận động nhãn cầu (liệt dây thần kinh số III, IV, VI ):
Biểu hiện là lác trong,lác đứng trên, lác đứng dưới, lác ngoài,có thể thấy đồng tử giãn ra, ánh sáng và phản xạ điều tiết biến mất, và có hiện tượng nhìn đôi
Làm thế nào để biết biến chứng thần kinh ở bệnh nhân đái tháo đường
Ở giai đoạn sớm thì khó có thể phát hiện ra được, bệnh nhân nên kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp cũng như sự tiết mồ hôi của da.
Một số biện pháp khi được thăm khám ở các cơ sở:
Đo vận tốc dẫn truyền thần kinh
Đo điện cơ
Định lượng cảm giác: khảo sát đáp ứng của sợi thần kinh với độ rung và sự thay đổi về nhiệt độ
Mục tiêu khi điều trị lác do đái tháo đường
Liệt dây thần kinh vận nhãn do tiểu đường, y học hiện đại cho rằng kiểm soát lượng đường trong máu là khâu quan trọng nhất, tiếp theo là sử dụng các loại thuốc dinh dưỡng thần kinh để cải thiện bệnh lý thần kinh cơ và phục hồi dẫn truyền thần kinh. Nhưng không có hiệu với một số lượng lớn bệnh nhân.
Tuy nhiên những năm gần đây quan niệm về y học cổ truyền dựa trên nền y học hiện đại đã bổ sung thêm các bài thuốc Đông y và châm cứu, cấy chỉ bổ trợ, mang lại hiệu quả rõ rệt.
Phần lớn lác do tiểu đường là do can, tỳ và thận không được nuôi dưỡng đầy đủ sinh ra chứng hư. Cơ mắt thuộc luân xa, tỳ chủ cơ nhục điều khiển các cơ; can điều khiển cân cơ và nhãn cầu quay; thận giúp mắt nhìn suốt vạn vật. Đái tháo đường lâu ngày không chữa được dẫn đến âm dương của can thận bị thiếu hụt, khí huyết tắc nghẽn, làm cho cân, mạch và cơ bị loạn dưỡng, lâu dần có thể ảnh hưởng đến dương của tỳ, thận.
Chính vì vậy y học cổ truyền có thể lấy lại sự nuôi dưỡng của các cơ, cân, kinh mạch và phục hồi chức năng thông qua các phương pháp điều trị như dùng thuốc, châm cứu, cấy chỉ. Châm cứu, cấy chỉ có thể cải thiện khả năng hưng phấn thần kinh, dùng thuốc để tăng cường co cơ và thúc đẩy phục hồi chức năng thần kinh cơ
Điều trị mắt lác do đái tháo đường theo Tây y
Việc đầu tiên trước khi điều trị biến chứng lác do tiểu đường là phải ổn định đường huyết, chỉ số đường huyết ổn định thường từ 3,4 đến 5,2 mmol/L .
Nếu biến chứng tiểu đường gây lên liệt thần kinh vận nhãn do viêm thì bệnh nhân sẽ được dùng vitamin liều cao như vitamin B12, B6, B1, một số biệt dược như nucleo, milgamma N, …
Nếu điều trị bằng vitamin không có tác dụng bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật hoặc tiêm botulinum toxin để chỉnh thẩm mỹ vì không thể điều trị nguyên nhân gây bệnh.
Cần xem xét yếu tố đông máu của bệnh nhân trước khi phẫu thuật , và theo dõi chặt chẽ mắt sau quá trình phẫu thuật để tránh viêm, nhiễm trùng, …
Điều trị mắt lác do đái tháo đường theo Đông y
Thể thượng tiêu
Triệu chứng
Mắt lác, khát nhiều, miệng khô, tích uống nước mát, chất lưỡi đỏ, không rêu hoặc ít rêu, mạch sác
Biện chứng:
Do bẩm tố tiên thiên thể trạng âm hư thêm thói quen thích ăn đồ béo ngọt làm phần âm cơ thể hao tổn.Tỳ thổ sinh Phế kim, phế âm hư lâu dẫn đến tỳ khí hư làm cơ nhục thất dưỡng, mềm nhão gây ra lác. Phế chủ khí, chủ thông điều thủy đạo, phế âm không đủ, phế mất chức năng tuyên phát túc giáng, thủy dịch trong cơ thể không được phân bố đều khắp cơ thể mà dồn xuống bàng quang dẫn đến tiểu nhiều, số lượng nhiều. Cơ thể mất dịch nên miệng khô, khát nước nhiều, chất lưỡi đỏ,
Pháp điều trị:
Dưỡng âm, nhuận phế, sinh tân chỉ khát
Phương điều trị
Thiên hoa phấn thang gia giảm: Thiên hoa phấn: 15g, Sinh địa: 15g, Mạch môn: 15g, Ngũ vị tử: 15g, Sinh cam thảo : 8g, Kỷ tử : 15g
Phân tích bài thuốc
Thiên hoa phấn tư âm giảm khát. Sinh địa, kỷ tử thanh huyết nhiệt. Mạch môn sinh tân nhuận phế táo. Ngũ vị liễm âm sinh tân, giảm đi tiểu, giữ tân dịch cho cơ thể. Sinh cam thảo ích khí điều hòa bài thuốc
Phương huyệt:
Châm bổ các huyệt Tình minh, Ngư yêu, Tứ bạch, Đồng tử liêu, Bách hội, Phế du,châm tả các huyệt Hợp cốc, Nội quan, Khúc trì
Thể trung tiêu
Triệu chứng:
Mắt lác, nhìn mờ, ăn nhiều mau đói, gầy nhiều, khát, tiểu nhiều, đại tiện táo, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt sác
Biện chứng:
Do thói quen ăn uống hay do sang chấn tinh thần làm hao tổn phần âm trong cơ thể. Vị âm hư thiêu đốt trung tiêu nên ăn nhiều mau đói, tân dịch hao tổn nên ăn nhiều mà vẫn gầy. Vị biểu lý với tỳ, vị âm hư không đầy đủ ảnh hưởng đến tỳ, làm khả năng vận hóa thủy dịch suy giảm, dinh dưỡng không được vận chuyển để nuôi cơ nhục làm cơ mềm nhão. Khí của tỳ thường thăng lên cùng tinh hoa thủy cốc, tỳ hư khiến thủy dịch không giữ được trong cơ thể mà thoát xuống bàng quang và ra ngoài
Pháp điều trị:
Dưỡng vị, sinh tân, chỉ khát
Phương thuốc:
Tăng dịch thừa khí thang gia giảm : Thiên hoa phấn: 12g, Sinh địa: 12g, Mạch môn: 12g, Huyền sâm: 12g, Hoàng liên: 12g, Kỷ tử: 8g, Hoàng cầm: 10g
Phân tích bài thuốc:
Hoàng liên tả hỏa, giảm cảm giác đói, Huyền sâm Sinh địa thanh huyết nhiệt, sinh tân nhuận táo. Thiên hoa phấn, Mạch môn bổ phế và vị âm, chỉ khát
Phương huyệt:
Hợp cốc, Nội quan, Bách hội, Tỳ du, Vị du, Tình minh, Ngư yêu, Thái dương, Tứ bạch
Thể hạ tiêu
Triệu chứng:
Mắt lác, nhìn mờ, tiểu nhiều, gầy nhiều, miệng khát, hồi hộp, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ, không rêu, tế sác
Biện chứng:
Có thể do bẩm tố tiên thiên bất túc, thói quen ăn uống sinh hoạt làm hao tổn phần âm của cơ thể.Thận âm hư, thận là gốc ngũ tạng, thận âm hư khiến các tạng đều suy, âm hư sinh nội nhiệt khiến ngũ tâm phiền nhiệt, mạch tế sác. Thận thủy sinh can mộc, thận âm hư làm can huyết hư tổn, cân cơ bị loạn dưỡng, mềm nhão. Thận chủ thủy, thận suy chức năng khí hóa rối loạn, bàng quang không chế ước được gây tiểu nhiều
Pháp điều trị:
Dưỡng âm sinh tân, nhuận táo thanh nhiệt
Phương thuốc:
Lục vị địa hoàng gia giảm: Sinh địa: 18g, Phục Linh:8g, Sơn thù: 6g, Hoài sơn: 6g, Trạch tả: 8g, Đan bì: 8g, Thiên hoa phấn: 12g, Sa sâm: 12g, Kỷ tử : 15g, Thạch hộc: 12g
Phân tích bài thuốc:
Sinh địa, kỷ tử lương huyết ích thận thủy, Hoài sơn trợ công năng tỳ vị, Sơn thù, Đan bì thanh can kinh, vì thận âm hư nhiều hơn can âm hư. Thạch hộc, Sa sâm bổ phế âm. Thiên hoa phấn sinh tân chỉ khát
Phương huyệt:
Châm bổ các huyệt Tình minh, Tứ bạch, Ngư yêu, Đồng tử liêu, Bách hội, châm tả Hợp cốc, Khúc trì, Nội quan
Chế độ ăn uống sinh hoạt của bệnh nhân lác do đái tháo đường
Đối với 1 bệnh nhân tiểu đường cần chú ý các vấn đề sau để phòng tránh biến chứng lác do đái tháo đường nói chung và các biến chứng khác về mắt nói riêng:
Kiểm soát tốt đường huyết, huyết áp
Ăn uống điều độ, theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: ăn nhạt, không ăn đồ ngọt, ăn ít đồ chứa chất béo
Luyện tập thể lực phù hợp với sức khỏe: bệnh nhân có thể tập dưỡng sinh, yoga, đi bộ, vận động nhẹ nhàng
Duy trì cân nặng thích hợp
Ngưng hút thuốc, không uống rượu
Bạn cần tư vấn thêm về mắt lác do biến chứng tiểu đường?
Liên hệ ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!