Mắt lác đứng dưới

Tỷ lệ mắt lác đứng dưới ở Việt Nam khá cao, chiếm đến 0,5% dân số tương đương với gần 1 triệu người bị lác đứng dưới. Mắt lác đứng dưới không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của đôi mắt mà còn ảnh hưởng đến vẻ thẩm mỹ vốn có của “cửa sổ tâm hồn”. Vậy mắt lác đứng dưới như thế nào ? Có triệu chứng biểu hiện như thế nào? Có thể điều trị được không ? Và những phương pháp cơ bản nào để chăm sóc mắt? Bạn hãy dành 3 phút để tìm câu trả lời qua bài viết sau đây: 

Nội dung bài viết hiện

Mắt lác đứng dưới như thế nào ? 

Mắt lác đứng dưới là hiện tượng nhãn cầu luôn hướng xuống hàng mi dưới của mắt. Hiện tượng đó xảy ra khi cơ thể bạn có tổn thương về cơ thẳng trên hoặc thần kinh vận nhãn số 3 gây ra 

Nguyên nhân gây mắt lác đứng dưới

Do bẩm sinh: Đây là nguyên nhân chiếm số lượng lớn bệnh nhân, thường lác đứng dưới do bẩm sinh thường xuất hiện lác trong 6 tháng đầu đời sau khi sinh, hoặc có thể xuất hiện muộn hơn 1-3 tuổi. Nguyên nhân gây lác đứng dưới có thể do trong quá trình mang thai người mẹ bị nhiễm virus hoặc uống thuốc có tác dụng phụ lớn; hay tai biến sản khoa khi sinh 

Do mắc bệnh nhược cơ thẳng trên của vận nhãn: Ban đầu biểu hiện lác xuất hiện khi mệt mỏi, mắt phải điều tiết nhiều hoặc tập chung vào 1 vật ở xa hoặc ở gần , nếu không điều trị sẽ trở thành lác đứng dưới liên tục

Liệt nhánh dưới của dây thần kinh vận nhãn số III: Cơ thẳng trên là cơ duy nhất được điều khiển bởi dây thần kinh số 3 đối bên. Chính vì vậy khi liệt nhánh dưới của dây thần kinh số 3 sẽ gây lác đứng dưới đối bên 

Chấn thương vùng đầu mặt: thường gây ra tụ máu, xuất huyết, gây thiếu máu cục bộ làm thần kinh bị chèn ép, không được nuôi dưỡng làm yếu liệt cơ, thần kinh vận nhãn mà nó tác động vào

Do mắc phải bệnh lý mạch máu: Điển hình là đột quỵ, biến chứng tăng huyết áp làm nhồi máu, xuất huyết, Phình động mạch nội sọ, hội chứng xoang hang gây chèn ép dây thần kinh vận nhãn

Do bệnh lý nội tiết: Đái tháo đường, basedow,… 

Do một số bệnh lý viêm màng não, viêm đa dây thần kinh, abces nội sọ,…

Phân loại 

Mắt lác đứng dưới được chia làm 2 loại chính:

Mắt lác đứng dưới bẩm sinh: Trẻ sơ sinh lác liên tục trong vòng 6 tháng đầu sẽ được chẩn đoán là lác bẩm sinh 

Mắt lác đứng dưới mắc phải do bệnh lý: đây là di chứng, hay dấu hiệu cảnh báo của một bệnh lý, lác đứng dưới mắc phải có thể do chấn thương, bệnh mạch máu, bệnh nội tiết, …

Triệu chứng biểu hiện của mắt lác đứng dưới 

Biểu hiện đầu tiên dễ nhận biết nhất là nhãn cầu lệch xuống dưới 

Hạn chế vận động hoặc không vận động được nhãn cầu hướng lên trên, và có thể kèm theo nhãn cầu xoáy vào trong khi cố đưa mắt nhìn lên trên 

Khi mắt lệch sẽ làm thay đổi trục nhìn của nhãn cầu, lâu dần sẽ làm giảm thị lực hay còn gọi là nhược thị, nếu không điều trị sẽ làm mất thị lực

Song thị – thường gặp trong mắt lác đứng dưới do chấn thương hoặc bệnh lý. Song thị- nhìn 1 thành 2 nặng có thể gây hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, nôn, bệnh nhân không giữ được thăng bằng khi đi lại

Ngoài ra còn một số biến chứng gây rối loạn điều tiết mắt, đặc biệt là mắt không bị tổn thương vì nó phải điều tiết thay mắt bị lác : Khô mắt, mỏi mắt, nhức hốc mắt, đau đầu,..

Làm sao để chẩn đoán mắt lác đứng dưới 

Hỏi thăm tiền sử bệnh của bệnh nhân: 

Xác định được triệu chứng bệnh nhân đang có, bệnh lý nội ngoại khoa đang và đã điều trị, Thuốc đang sử dụng ( nếu có), tiền sử gia đình

Khám mắt : 

Chẩn đoán hình thái lác dựa vào các nghiệm pháp như Cover- uncover- test

Chẩn đoán độ lác dùng nghiệm pháp Hirschberg: Chiếu ánh sáng đèn soi đáy mắt hay đèn pin vào sống mũi bệnh nhân thì có ánh phản quang trên giác mạc.

Soi đồng tử: xem có hiện tượng rung giật nhãn cầu, hay u nguyên bào võng mạc, ….

Kiểm tra thị lực (đọc các chữ cái từ biểu đồ mắt hoặc kiểm tra hành vi thị giác )

Kiểm tra khúc xạ (kiểm tra mắt bằng một loạt thấu kính điều chỉnh để đo cách chúng tập trung ánh sáng).

Kiểm tra thị trường của mắt: kiểm soát, đánh giá khoảng nhìn của bệnh nhân có bị khuyết thiết hay không thường gặp trong liệt vận nhãn trong chấn thương 

Đánh giá toàn trạng: 

Sau khi thăm khám cần đnahs giá toàn trạng bệnh lý, kết hợp với kết quả của xét nghiệm đưa ra được chẩn đoán chính xác, phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh nhân  

Xét nghiệm 

Đối với bệnh nhân mắt lác đứng dưới thì CT hoặc MRI là xét nghiệm cơ bản và cần thiết

Test nhược cơ ở mắt: Xét nghiệm kháng cholinesterase là cho bệnh nhân sử dụng các thuốc endophonium tác dụng ngắn (< 5 phút), có kết quả dương tính. Xét nghiệm này chỉ sử dụng ở bệnh nhân sụp mí rõ rệt hoặc yếu cơ vận nhãn

Bệnh nhân sẽ được làm các xét nghiệm cơ bản để kiểm tra, đánh giá các chức năng:

Công thức máu: Bạch cầu, Hồng cầu, Tiểu cầu, Hemoglobin, hematocrit,…

Sinh hóa máu: đánh giá đường máu, mỡ máu, chức năng gân, thận,…

Khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh về tuyến giáp cần làm thêm xét nghiệm: T3,T4, TSH

Điều trị cho bệnh nhân mắt lác đứng dưới như thế nào? 

Hiện nay có 2 phương pháp điều trị mắt lác đứng dưới: Đông y và Tây y. Tuy nhiên việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh mắt lác đứng dưới rất là cần thiết, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị bệnh gốc như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tuyến giáp, mà còn loại trừ được những nguyên nhân nguy hiểm: viêm màng não, u sọ não, u xoang, xuất huyết não, … có thể gây tử vong.

Điều trị mắt lác đứng dưới theo Tây y

Điều trị theo tây y sẽ có 3 giai đoạn cụ thể: (1) Chỉnh kính, (2) Điều trị nhược thị nếu có, (3) Phẫu thuật hoặc tiêm botulinum

Chỉnh kính: 

Đây là phương pháp chỉnh mắt lác đứng dưới bằng đeo kính hoặc đặt lăng kính, thường sử dụng ở các bệnh nhân mắt lác bẩm sinh do mắc phải tật khúc xạ: cận thị, viễn thị, loạn thị. Thời gian điều trị thường từ 6- 12 tháng, nếu điều trị không cho hoặc ít hiệu quả thì bệnh nhân sẽ được tiến hành phẫu thuật

Tìm hiểu thêm: Điều trị mắt lác bằng chỉnh kính

Điều trị nhược thị: 

Sự lệch lạc về nhãn cầu đã tạo ra một trục nhãn cầu mới làm trục thị giác của 2 mắt không cân bằng. Khi đó não bộ sẽ nhận hình ảnh tương đồng gần nhất với ảnh thật của mắt bình thường và hình ảnh mắt còn lại sẽ không được ghi nhận sinh ra “ mắt lười”- mắt nhược thị. Để điều trị nhược thị bệnh nhân có thể bịt mắt, đeo kính hoặc nhỏ thuốc, nhưng phải dưới sự hướng dẫn của bác sĩ

Tiêm botulinum: 

Đây là một loại độc tố thuộc bảng A, có tác dụng làm yếu, liệt cơ. Nhờ đặc điểm này, bác sĩ sẽ tiêm một liều lượng nhất định vào cơ đối bên với cơ bị liệt, tạo lại sự cân bằng giữa các cơ vận nhãn.

Tìm hiểu thêm: Chữa mắt lác bằng botulim

Phẫu thuật

Đây là phương pháp được lựa chọn nhiều nhất để điều trị mắt lác đứng dưới, bằng việc lùi cơ, rút hoặc gấp cơ thẳng trên gây mắt lác đứng dưới. Phương pháp diễn ra trong vòng 30-45 phút, tuy nhiên phương pháp này chỉ tạo được thẩm mỹ cho mắt chứ không điều trị được gốc bệnh nên khả năng tái lác cũng rất cao trên 70%.

Tìm hiểu thêm: Chữa mắt lác bằng phẫu thuật.

Điều trị mắt lác đứng dưới bằng Đông y 

Mắt lác đứng dưới theo Đông y được gọi là “ tà thị” nghĩa là con mắt nhìn nghiêng, vẹo không thẳng

Tà thị theo Đông y xảy ra khi: 

Tiên thiên bất túc: tức là tinh khí bố mẹ truyền cho thiếu, không đủ để nuôi dưỡng cơ nhục mà gây ra mắt lác

Hậu thiên nuôi dưỡng kém: Sau khi được sinh ra chúng ta cần được bổ sung tinh hoa thủy cốc từ bên ngoài để nuôi dưỡng ngũ tạng, khi tinh hoa thủy cốc không đầy đủ thì ngũ tạng cũng suy yếu, ở đây là tạng can, tỳ, thận thất dưỡng, cân cơ loạn dưỡng mà gây bệnh

Vệ khí suy yếu, tà khí thừa cơ xâm nhập: Vệ khí ôn ấm, nuôi dưỡng và bảo vệ cơ thể, khi vệ khí suy yếu, tà khí-thường là phong tà rất dễ xâm nhập vào kinh lạc làm kinh lạc bị tắc nghẽn, cơ nhục không được nuôi dưỡng mà gây bệnh 

Một số thể bệnh trên lâm sàng thường gặp ở “ Tà thị” 

Vệ khí bất cố phong tà xâm nhập 

Triệu chứng: mắt đen đột ngột lệch, quay bị hạn chế, nhìn đôi, khởi phát thường là sợ lạnh, sốt , nhức đầu , rêu lưỡi trắng mỏng.

Biện chứng: Chính khí suy giảm, phong tà xâm nhập, kinh lạc bị tà khí ngưng trệ, khí huyết không thông, cơ nhục mất đi sự nuôi dưỡng, nên lòng đen lệch, mắt lệch không nhìn được đồng thời nhìn đôi; phong tà tấn công vào bề mặt cơ trước nên có các triệu chứng như chán ghét cảm, sốt, mạch phù

Can huyết bất túc phong tà thừa cơ xâm nhập kinh lạc

Triệu chứng: lòng đen lệch, nhìn đôi, sắc da xỉn, thường chóng mặt, ù tai, chất lưỡi nhợt, mạch tế nhược

Biện chứng: Can huyết không đủ, nếu huyết không lên thì sắc da sạm đi, chóng mặt, ù tai, chất lưỡi nhợt nhạt, khí huyết thiếu, mạch tế nhược. Còn phong tà xâm phạm vào phần cơ nhục không được nuôi dưỡng nên cơ nhục quanh mắt mất vận động làm lòng đen lệch, nhìn đôi 

Tỳ hư thấp thịnh, phong đàm trở trệ kinh lạc

Triệu chứng: mắt lác, nhìn đôi, thường ăn không ngon, chóng mặt, có đờm hay khạc nhổ, lưỡi dày và nhờn, mạch huyền hoạt

Biện chứng: Tỳ vị hư nhược, tỳ hư thấp đình, thấp tức hóa đàm, uẩn kết bên trong bởi vậy đờm đục, thèm ăn, ăn kém, khạc nhổ, tiết nước bọt. Đàm trở mạch lạc, khí huyết ở mắt vận hành bị cản trở, cân nhục không được nuôi dưỡng, chùng nhão không khu lại được làm nhãn cầu đột ngột lệch, mạch huyền hoạt, …

Can dương hóa phong, hiệp đàm thượng nhiễu 

Triệu chứng: đồng tử đột ngột lệch và bất động, hoa mắt, ù tai, eo gối đau mỏi, mất ngủ, mơ nhiều. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch sác.

Biện chứng: Can âm hư, Can dương thượng cang, cân không được nuôi dưỡng làm cân nhẽo ra. Âm hư dương vượng gây đau đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ, mơ nhiều. Can dương vượng gây phong động, phong nhiệt đốt cháy tân dịch thành đàm, phong đàm thượng nhiễu đầu mục gây trở trệ kinh lạc, huyết mạch bị thiêu đốt làm tổn thương cơ mắt nên mắt lác

Khí hư huyết trở, mạch lạc ứ trở.

Triệu chứng: Bệnh nhân có tiền sử tai biến mạch máu não, lệch nhãn cầu, miệng và mắt méo, liệt nửa người, hay tê bì chân tay, da xanh xao, chất lưỡi nhợt nhạt, có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng, mạch tế

Biện chứng: Do khí huyết bất túc,ứ trệ lâu ngày làm cho chân tay, cân mạch không được nuôi dưỡng nên gây các triệu chứng lệch nhãn cầu, miệng mắt méo, liệt nửa người,…

Phong hỏa thượng công nhiệt bức cân cấp( phong nhiệt thượng nhiễu làm cân co cắp)

Triệu chứng: trẻ em sốt cao, lác, bứt rứt, chân tay co giật , chất lưỡi xanh, mạch sác.

Biện chứng: Ngoại tà sinh phong nhiệt độc, sốt cao, tâm phiền, bứt rứt . Phong thượng công nhiệt bức cân cốt làm chân tay co giật, mắt lác

Âm hư phong tà nội động, phong tà trở trệ kinh lạc

Triệu chứng: sau bệnh hoa liễu( lậu, giang mai,hạ cam, …) phát sốt, nhãn cầu lệch, nhìn đôi, miệng khô mũi khô, lưỡi đỏ, mạch tế

Biện chứng: Sau cơn sốt bệnh hoa liễu, âm tà còn lại không thông, phong đàm ngưng trệ nên nhãn cầu lệch lạc, một coi như hai, sốt làm tổn thương âm hư, miệng khô mũi khô, lưỡi đỏ và ít dịch, mạch ngắn.

Chấn thương sọ não, tổn thương cơ và tĩnh mạch:

Triệu chứng: Sau chấn thương, nhãn cầu bị lệch, hoặc tê bì mặt hai bên, cảm giác đờ đẫn, lưỡi có điểm ứ huyết, mạch hoạt sáp

Biện chứng: Sau chấn thương, cơ và tĩnh mạch bị tổn thương, khí huyết ứ trệ nên thấy các triệu chứng nêu trê

Tác dụng điều trị bằng thuốc, châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp ở bệnh nhân mắt lác đứng dưới bằng đông y 

Một số bệnh nhân với thể bệnh tương ứng sẽ có phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp đông y thường được dùng trong điều trị lác đứng dưới thường là thuốc sắc, châm cứu và cấy chỉ, xoa bóp để lấy lại sự cân bằng cho đôi mắt. Điều trị theo đông y vừa nuôi dưỡng được âm dương khí huyết bị thiếu hụt của can, tỳ, mà vừa làm thông kinh mạch bị tắc nghẽn hay chính là cải thiện khả năng hưng phấn thần kinh, dùng thuốc để tăng cường co cơ và thúc đẩy phục hồi chức năng thần kinh cơ.

Điều mắt lác đứng dưới theo đông y không có biến chứng, đồng thời cải thiện thị lực, điều trị từ gốc bệnh để mắt lác không tái phát trở lại. 

Một số phương pháp luyện tập ở nhà theo Đông y cho bệnh nhân 

Bấm huyệt

  Sau mỗi sáng thức dậy, bạn hãy nhắm mắt lại và dùng ngón tay giữa ấn vào huyệt thái dương, dùng ngón đeo nhẫn ấn vào huyệt Ngư yêu ở giữa lông mày và hướng ngón tay út vào huyệt Tình minh  ở phía đầu mắt của bạn và nhấn một cách thích hợp. Mỗi lần 5 phút có thể giảm mỏi cơ mắt và sáng mắt.

Phương pháp rửa mắt bằng nước lạnh

Rửa mắt và mặt bằng nước lạnh vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ. Ngâm mắt trong nước lạnh sạch từ 1 đến 2 phút hoặc dùng tay đổ nước vào mắt, dùng khăn lau khô mắt rồi dùng ngón tay dụi mắt khoảng 30 lần.

Phương pháp chườm nóng bảo vệ mắt

Khi rửa mặt, nhúng khăn vào nước nóng, nhắm nhẹ mắt rồi chườm lên trán và quỹ đạo khi còn nóng, đổi nhiều lần để các mạch máu trong mắt lưu thông thuận lợi, cung cấp oxy và dưỡng chất cho các cơ mắt. Khi thấy khỏe, bạn cũng có thể nhắm mắt lại, xoa hai lòng bàn tay rồi đặt lên mắt và đắp nhẹ nhàng trong vòng 1 phút.

Thực hiện các bài tập để chăm sóc sức khỏe cho mắt 

Bạn có thể thực hiện các bài tập mắt khi thấy khỏe, các bước cụ thể như sau:

Mát xa lông mày qua lại 20 lần bằng các ngón giữa của cả hai tay

Mát xa mắt 20 lần bằng cả hai tay và bốn ngón tay ở cả hai bên

Mát xa sống mũi 20 lần bằng ngón giữa của cả hai tay từ dưới lên trên

Dùng ngón giữa của hai bàn tay xoa bóp thái dương theo chiều kim đồng hồ 20 lần, sau đó ngược chiều kim đồng hồ 20 lần

Mát xa rễ tai bằng cả hai tay và ngón tay cái 20 lần

Kéo dái tai bằng cả ngón tay cái và ngón trỏ rồi kéo xuống 20 lần

Lời khuyên

Mắt lác đứng dưới là một bệnh hoàn toàn có thể điều trị được, bệnh nhân cần điều trị sớm nhất khi có thể để tránh ảnh hưởng đến thị lực, đặc biệt là trẻ em vì thị lực của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Mắt lác đứng dưới không chỉ thế ảnh hưởng đến thẩm mỹ, làm còn làm bản thân thiếu tự tin khi giao tiếp. Chính vì thế mỗi một bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ

Chia sẻ bài viết lên:
0 0 phiếu bầu
Đánh giá bài viết này
Nhận thông báo qua Email
Nhận thông báo cho
guest
0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bình chọn nhiều nhất
Inline Feedbacks
Xem tất cả các bình luận
0
Click vào đây tham gia bình luận ngay!x