Mắt lác đứng lên trên là gì?
Mắt lác đứng lên trên là hiện tượng đồng tử hướng lên trên. Tình trạng này có thể liên tục hoặc không liên tục do yếu liệt cơ chéo lớn hoặc liệt dây thần kinh số 4 ( dây ròng rọc)
Nguyên nhân lác đứng trên
- Ở trẻ sơ sinh thường do tai biến sản khoa khi sinh dùng các dụng cụ kẹp forceps, ống hút hoặc trong quá trình mang thai mẹ sử dụng thuốc dễ gây ra biến chứng cho con
- Liệt dây thần kinh số IV
- Nhược cơ
- Chấn thương vùng đầu, khe hốc mắt , có thể làm tổn thương vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động của mắt, các dây thần kinh kiểm soát chuyển động của mắt và cơ mắt
- Viêm màng não, viêm dây thần kinh,…
- Các tật khúc xạ chưa được điều chỉnh
- Thị lực kém ở một mắt ( nhược thị)
- Tăng huyết áp, Đái tháo đường , Phình động mạch chủ, Đột quỵ (nguyên nhân hàng đầu gây ra lác ở người lớn tuổi ), u sọ não, ung thư nội sọ
- Bệnh cường giáp (sản xuất quá mức hormone tuyến giáp)
Phân loại lác đứng trên
- Lác đứng trên bẩm sinh: ở trẻ sơ sinh, xuất hiện khi mới sinh hay phát hiện trong vài tháng đầu
- Lác đứng trên mắc phải: do bệnh lý, chấn thương gây lên yếu liệt cơ chéo trên và liệt thần kinh ròng rọc số IV
Triệu chứng của mắt lác đứng trên
Song thị đứng ( nhìn đôi) : ảnh ảo ngay trên ảnh thật ,song thị tăng khi mắt nhìn xuống. Để tránh song thị, bệnh nhân thường có tư thế: đầu nghiêng sang bên đối diện, mặt ngoảnh sang bên đối diện và cằm hạ xuống.
Nhãn cầu lệch lên trên, hạn chế đưa mắt xuống dưới
Bệnh nhân bị liệt dây IV ( dây thần kinh số 4 ) một bên thường mắt liệt lác lên trên, xoáy ra ngoài, lác tăng lên khi mắt liếc vào trong, giảm đi khi đầu nghiêng về phía liệt. Để giảm nhìn đôi bệnh nhân liệt IV một bên thường nghiêng đầu về phía đối lập mắt liệt và cằm hạ xuống thấp( tư thế bù trừ)
Bệnh nhân bị liệt dây IV 2 bên thường ít có biểu hiện: bệnh nhân có thể bị lác đứng ít hoặc không lác ở vị trí nguyên phát. Không có tư thế nghiêng đầu bù trừ
Mỏi mắt
Nhức đầu
Đau trên lông mày
Khám và chẩn đoán mắt lác đứng trên
Kiểm tra có thể bao gồm những nội dung sau:
Hỏi tiền sử bệnh nhân :để xác định các triệu chứng mà bệnh nhân đang gặp phải, tiền sử gia đình, các vấn đề sức khỏe nói chung, thuốc đang sử dụng và bất kỳ nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng
Khám mắt:
- Chẩn đoán hình thái lác dựa vào các nghiệm pháp như Cover- uncover- test
- Chẩn đoán độ lác dùng nghiệm pháp Hirschberg: Chiếu ánh sáng đèn soi đáy mắt hay đèn pin vào sống mũi bệnh nhân thì có ánh phản quang trên giác mạc.
- Kiểm tra thị lực (đọc các chữ cái, hình vẽ ,…)
- Kiểm tra tật khúc xạ (kiểm tra mắt bằng một loạt thấu kính điều chỉnh để đo cách chúng tập trung ánh sáng). Trẻ em không cần phải đủ lớn để đưa ra phản hồi bằng lời nói khi kiểm tra kính.
- Kiểm tra căn chỉnh và tiêu điểm
- Kiểm tra sau khi giãn nở (mở rộng) đồng tử để xác định sức khỏe của các cấu trúc bên trong mắt
Đánh giá tổng thể tình trạng toàn thân để không bỏ sót triệu chứng của các bệnh lý kèm theo
Các xét nghiệm cần làm
- Xét nghiệm máu toàn phần, tốc độ lắng máu,
- Sinh hóa: định lượng đường trong máu, mỡ máu, …
- Xét nghiệm nước tiểu
- Định lượng hormon tuyến giáp T3, T4, TSH
- Chụp CT Scan hoặc MRI sọ não hốc mắt: tìm nguyên nhân, khu trú tổn thương
Điều trị mắt lác đứng trên
Trước tiên tìm nguyên nhân gây bệnh, điều trị nguyên nhân đó ví dụ như do nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ được điều trị kháng sinh, kháng viêm và hẹn tái khám để theo dõi, đánh giá. Bệnh nhân có những nguyên nhân toàn thân như khối u chèn ép, xuất huyết não, viêm mạch…bệnh nhân sẽ được gửi khám và điều trị phối hợp chuyên khoa khác. Sau khi điều trị các bệnh lý nguy hiểm bệnh nhân có thể điều trị theo 2 phương pháp: Dùng thuốc, châm cứu của Đông y hoặc một số phương pháp của Tây y .
a, Đông y
Theo y học cổ truyền nguyên nhân gây mắt lác gồm có:
Tiên thiên bất túc, nguyên dương suy nhược, không ôn ấm được tỳ thổ. Cơ nhục ở mắt không được nuôi dưỡng sinh ra bệnh.
Hậu thiên kém dinh dưỡng, Tỳ Vị bất hòa, khí huyết sinh hóa bị bất túc. Cơ nhục ở mắt không được nuôi dưỡng sinh ra bệnh.
Tấu lý không kín, ngoại tà xâm nhập vào lạc mạch ở mắt hoặc huyết ứ ( chấn thương va đập, tai nạn ) làm cho khí huyết bị ủng trệ
Mỗi một thể bệnh sẽ có bài thuốc điều trị khác nhau . Nhưng tất cả đều làm tăng sức cơ đối với các cơ bị yếu liệt, hồi phục dây thần kinh số IV chi phối cơ chéo trên
Điều trị lác đứng trên bằng Đông y giúp bệnh nhân:
Cải thiện được thị lực
Điều trị mắt lác từ gốc bệnh bởi thuốc y học cổ truyền làm hồi phục, làm khỏe các nhóm cơ vận nhãn bị yếu, phân bố các sợi cơ không đều, đưa nhãn cầu về vị trí bình thường cử động linh hoạt đồng thời khắc phục được biến chứng như lác, song thị. Trong quá trình điều trị có thể phải kết hợp giữa uống thuốc và châm cứu đối với những bệnh nhân liệt dây thần kinh số IV do tai nạn, va đập để hồi phục dây thần kinh bị tổn thương
Không biến chứng : Đây là ưu điểm lớn nhất của thuốc y học cổ truyền
Thời gian : Bệnh nhân sử dụng thuốc đông y để hồi phục từ bên trong, tiện lợi bệnh nhân sử dụng thuốc tại nhà, giảm chi phí và thời gian đi lại
b, Tây y
Quá trình điều trị lác đứng trên gồm 3 giai đoạn là: điều chỉnh bằng kính đặc biệt đối với bệnh nhân lác do điều tiết, điều trị nhược thị và phẫu thuật để phục hồi sự cân bằng 2 mắt.
- Chỉnh kính: đối với mắt lác đứng lên trên điều tiết do tật khúc xạ( cận thị, loạn thị, viễn thị ) là điều rất cần thiết
- Nhược thị : khi mắt lác đứng lên trên có kèm theo nhược thị thì phải điều trị nhược thị bằng các phương pháp : bịt mắt, đeo kính, nhỏ atropine
- Tiêm độc tố botulinum toxin: tiêm liều nhỏ độc tố vào cơ đối vận với cơ liệt để làm liệt cơ này trong một thời gian, từ đó tạo thuận lợi cho sự tái lập cân bằng 2 mắt
- Phẫu thuật cơ mắt: có thể lùi cơ, gấp , rút cơ
Tổng kết
Mắt lác đứng trên là một bệnh có thể chữa được
Nên điều trị mắt lác trên càng sớm càng tốt để không ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh nhân nên chọn phương pháp điều trị phù hợp, ít biến chứng xảy ra cũng như đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Bạn cần tư vấn điều trị lác lên trên?
Liên hệ ngay hoặc để lại câu hỏi trong phần bình luận dưới đây để chúng tôi hỗ trợ bạn miễn phí nhé!